[Cập Nhật 2023 ] Cách làm hộ chiếu phổ thông gắn chip chi tiết, nhanh gọn

Bắt đầu từ ngày 1/3/2023, Bộ Công an sẽ triển khai việc cấp hộ chiếu phổ thông có tích hợp chíp điện tử cho công dân Việt Nam dựa trên quy định của Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

Sử dụng hộ chiếu phổ thông có tích hợp chíp điện tử sẽ mang lại nhiều lợi ích cho công dân, bao gồm việc xét duyệt và cấp thị thực từ các quốc gia trên toàn thế giới, đồng thời tăng cường hiệu quả quản lý của Nhà nước.

Để hiểu rõ hơn về loại hộ chiếu mới này, mời bạn theo dõi bài viết của visaza.net để có thông tin chi tiết về khái niệm, đặc điểm và quy trình cấp hộ chiếu gắn chip điện tử – Cập nhật mới nhất năm 2023!

Hộ chiếu gắn chíp điện tử là gì?

Hộ chiếu gắn chip điện tử là gì
Hộ chiếu gắn chip điện tử là gì

Hộ chiếu gắn chip điện tử là hộ chiếu có gắn thiết bị điện tử lưu giữ thông tin được mã hóa của người mang hộ chiếu và chữ ký của người cấp.

Đây là một cải tiến mới nhằm mang lại sự thuận tiện cho công dân Việt Nam, cũng như nâng cao hiệu quả của việc quản lý xuất nhập cảnh từ phía Nhà nước và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của đất nước.

Những quy định về hộ chiếu gắn chíp điện tử

Tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư 73/2021/TT-BCA quy định về mẫu hộ chiếu, giấy thông hành và các biểu mẫu liên quan do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành như sau:

1. Quy cách, kỹ thuật chung của hộ chiếu:

a) Mặt ngoài của trang bìa in quốc hiệu, quốc huy, tên hộ chiếu; hộ chiếu có gắn chíp điện tử có biểu tượng chíp điện tử;

b) Hình ảnh tại các trang trong hộ chiếu là cảnh đẹp đất nước, di sản văn hóa Việt Nam, kết hợp cùng họa tiết trống đồng;

c) Ngôn ngữ sử dụng trong hộ chiếu: tiếng Việt và tiếng Anh;

d) Số trang trong cuốn hộ chiếu không kể trang bìa: 48 trang đối với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và hộ chiếu phổ thông có thời hạn 5 năm hoặc 10 năm, 12 trang đối với hộ chiếu phổ thông có thời hạn không quá 12 tháng;

  1. đ) Kích thước theo tiêu chuẩn ISO 7810 (ID-3): 88mm x 125mm ± 0,75 mm;

e) Bán kính góc cuốn hộ chiếu r: 3,18mm ± 0,3mm;

g) Chíp điện tử được đặt trong bìa sau của hộ chiếu có gắn chíp điện tử;

h) Bìa hộ chiếu là loại vật liệu nhựa tổng hợp, có độ bền cao;

i) Chữ, số hộ chiếu được đục lỗ bằng công nghệ laser thông suốt từ trang 1 tới bìa sau cuốn hộ chiếu và trùng với chữ, số ở trang 1;

k) Toàn bộ nội dung, hình ảnh in trong hộ chiếu được thực hiện bằng công nghệ hiện đại đáp ứng yêu cầu bảo an, chống nguy cơ làm giả và đạt tiêu chuẩn ICAO.

(Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế).

Hộ chiếu gắn chíp điện tử và những điểm ưu việt

Sử dụng hộ chiếu gắn chíp điện tử mang lại nhiều điểm ưu việt như:

Thứ nhất, việc sử dụng hộ chiếu được trang bị chíp điện tử đóng vai trò quan trọng và là điều kiện tiên quyết để tự động hóa công tác kiểm soát cửa khẩu, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển và xuất nhập cảnh giữa các quốc gia, đặc biệt là ở những quốc gia sử dụng công nghệ nhận dạng sinh trắc học để kiểm soát hộ chiếu điện tử tại các cửa khẩu quốc tế.

Nhờ khả năng lưu trữ đa dạng thông tin với định dạng thống nhất, việc xử lý thủ tục xuất nhập cảnh tại các quốc gia trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn, với thời gian kiểm soát và xác thực thông tin trên hộ chiếu gần như bị rút ngắn vì tất cả mọi thứ có thể được hiển thị một cách nhanh chóng khi đọc thông tin trên hộ chiếu.

Hộ chiếu gắn chip điện tử không chỉ lưu trữ các thông tin cơ bản như họ tên, ngày tháng năm sinh và quốc tịch, mà còn có khả năng lưu trữ thông tin sinh trắc học như vân tay, mống mắt, khuôn mặt và nhóm máu. Việc lưu trữ nhiều thông tin này giúp việc xác định danh tính của một người trở nên chính xác hơn. Các cán bộ kiểm soát xuất nhập cảnh có thể nhanh chóng xác nhận thông tin của hành khách khi tiến hành thủ tục.

Thứ hai, những người được cấp hộ chiếu gắn chip điện tử sẽ được ưu tiên khi xét duyệt cấp thị thực nhập cảnh từ phía các quốc gia nước ngoài.

Hiện nay, hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới chấp nhận hộ chiếu gắn chip điện tử do khả năng lưu trữ thông tin theo một định dạng thống nhất giữa các quốc gia. Do đó, những người mang hộ chiếu điện tử thường được ưu tiên cho phép nhập cảnh một cách dễ dàng hơn. Một ví dụ cụ thể là Chương trình miễn thị thực nhập cảnh của Mỹ, áp dụng cho 39 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu với yêu cầu hộ chiếu điện tử.

Thứ ba, hộ chiếu gắn chíp điện tử mang lại mức độ bảo mật thông tin cao hơn do thông tin được lưu trữ trong chíp và khó sao chép.

Điều này giúp bảo vệ người mang hộ chiếu tránh khỏi nguy cơ mất thông tin cá nhân và ngăn chặn việc làm giả hộ chiếu, điều mà nhiều quốc gia, bao gồm cả Việt Nam, đang phải đối mặt trong việc kiểm soát sự gia tăng của hộ chiếu giả, thị thực giả và các tài liệu xuất nhập cảnh giả mạo, ứng dụng để tiến hành hoạt động phi pháp như buôn lậu, di cư bất hợp pháp và khủng bố, trong khi cũng không tiến hành việc định vị theo dõi.

Thứ tư, việc phát hành hộ chiếu điện tử không chỉ tạo điều kiện cho người dân trong hoạt động xuất nhập cảnh mà còn phù hợp với phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ điện tử.

Điều này cũng đóng góp vào việc nâng cao vị thế của hộ chiếu Việt Nam và thúc đẩy quá trình hội nhập của đất nước trong khu vực và trên thế giới.

Sự khác biệt giữa hộ chiếu thường và hộ chiếu phổ thông gắn chíp điện tử

Sự khác biệt giữa hộ chiếu thường và hộ chiếu phổ thông gắn chíp điện tử
Sự khác biệt giữa hộ chiếu thường và hộ chiếu phổ thông gắn chíp điện tử

*Giống nhau:

Về mặt cơ bản, hộ chiếu phổ thông, bất kể có gắn chíp hay không, vẫn có những điểm tương đồng như sau.

Trước tiên, cả hai loại hộ chiếu đều có giá trị pháp lý như nhau, đảm bảo quyền lợi và định danh của chủ sở hữu.

Thứ hai, về hình thức, cả hộ chiếu phổ thông không gắn chíp và hộ chiếu phổ thông có gắn chíp đều có kích thước, màu sắc và số trang giống nhau. Cụ thể, chúng có bìa màu xanh tím than và các trang bên trong được in hình ảnh đẹp về đất nước và di sản văn hóa của Việt Nam.

Tuy nhiên, ngoài những điểm tương đồng đó, hai loại hộ chiếu này cũng có những khác biệt cơ bản dưới đây.

*Khác nhau:

Tiêu chí Hộ chiếu phổ thông không gắn chíp điện tử Hộ chiếu phổ thông gắn chip điện tử
Ngày ban hành 01/7/2022 01/3/2023
Trang bìa đầu tiên Không có biểu tượng chíp điện tử Có biểu tượng chíp điện tử
Trang nhân thân của hộ chiếu Chưa có thông tin “Nơi sinh” Đã bổ sung thông tin “Nơi sinh”
Lưu trữ thông tin nhân thân thông tin nhân thân và thông tin sinh trắc học của người được cấp hộ chiếu
Tính bảo mật Thấp hơn hộ chiếu có gắn chíp điện tử Cao hơn hộ chiếu không gắn chíp điện tử và rất khó sao chép dữ liệu. Đặc biệt chíp gắn trên hộ chiếu không bị định vị theo dõi.

 

Đối tượng được hộ chiếu gắn chíp điện tử gồm những ai?

Theo Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, đối tượng được áp dụng thủ tục làm hộ chiếu gắn chíp điện tử trên Cổng dịch vụ công là:

  • Công dân Việt Nam trong nước có Căn cước công dân gắn chíp hoặc Căn cước công dân 12 số còn giá trị
  • Có tài khoản hợp lệ trên Cổng dịch vụ công
  • Có khả năng thanh toán lệ phí trực tuyến qua hệ thống thanh toán của Chính phủ
  • Để được cấp hộ chiếu gắn chíp điện tử, chỉ những Công dân từ 14 tuổi trở lên và mang quốc tịch Việt Nam mới đủ điều kiện. Đối với nhóm đối tượng này, họ có quyền lựa chọn giữa việc yêu cầu cấp hộ chiếu gắn chíp điện tử hoặc không yêu cầu sử dụng loại này.
  • Còn với những người chưa đủ 14 tuổi, họ chỉ được cấp hộ chiếu phổ thông không gắn chíp điện tử.

Thời hạn hộ chiếu gắn chíp điện tử

Theo điều 7 Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 thì:

  • Thời hạn của hộ chiếu gắn chip điện tử là 10 năm, hộ chiếu không gắn chip điện tử là 5 năm.
  • Hộ chiếu cấp theo thủ tục rút gọn là không quá 12 tháng và tất cả đều không được gia hạn

Thủ tục gia hạn, cấp lại hộ chiếu nhanh nhất năm 2023

Trọn bộ hồ sơ cấp hộ chiếu gắn chíp điện tử trong nước

Hồ sơ cấp hộ chiếu gắn chíp điện tử trong nước
Hồ sơ cấp hộ chiếu gắn chíp điện tử trong nước

1 bộ hồ sơ bao gồm. Để nộp hồ sơ xin cấp hộ chiếu gắn chíp điện tử trong nước bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ bao gồm:

  • Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông (mẫu TK01) ban hành kèm theo Thông tư 73/2021/TT-BCA. (01 bản chính)

Mẫu tờ khai làm hộ chiếu cho người lớn và trẻ em mới và chuẩn nhất 2023

Đối với người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi, tờ khai do người đại diện hợp pháp khai, ký thay và được Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó thường trú hoặc tạm trú xác nhận và đóng dấu giáp lai ảnh.

  • Ảnh mới chụp không quá 06 tháng, cỡ 4cm x 6cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, trang phục lịch sự, phông nền trắng (02 ảnh)
  • Hộ chiếu phổ thông cấp lần gần nhất đối với người đã được cấp hộ chiếu; trường hợp bị mất hộ chiếu, phải có đơn trình báo mất hộ chiếu hoặc thông báo về việc đã tiếp nhận đơn của cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 28 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam (01 bản chính)
  • Bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân đối với trường hợp có sự thay đổi thông tin về nhân thân so với thông tin trong hộ chiếu đã cấp lần gần nhất. (01 bản sao)
  • Bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân đối với trường hợp có sự thay đổi thông tin về nhân thân so với thông tin trong hộ chiếu đã cấp lần gần nhất. (01 bản sao)

Trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến thì thành phần hồ sơ phải được chứng thực điện tử theo quy định, trường hợp hồ sơ chưa được chứng thực điện tử thì gửi hồ sơ về cơ quan tiếp nhận thông qua dịch vụ bưu chính công ích (01 bản sao).

Hướng dẫn cách làm hộ chiếu phổ thông gắn chíp điện tử trong nước

Cách làm hộ chiếu phổ thông gắn chip chi tiết, nhanh gọn
Cách làm hộ chiếu phổ thông gắn chip chi tiết, nhanh gọn

Có hai cách làm hộ chiếu phổ thông gắn chíp điện tử: làm trực tiếp hoặc làm trực tuyến. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cho từng phương pháp:

Làm hộ chiếu phổ thông gắn chíp điện tử trong nước online

Bước 1: Truy cập vào Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công an tại đây và đăng nhập hoặc đăng ký tài khoản.

Làm hộ chiếu phổ thông gắn chíp điện tử online
Làm hộ chiếu phổ thông gắn chíp điện tử online

Bước 2: Chọn “Nộp hồ sơ trực tuyến”, sau đó tìm từ khóa “Hộ chiếu” và chọn “Lĩnh vực Quản lý xuất nhập cảnh”, nhấn “Tìm kiếm”.

Nộp hồ sơ trực tuyến
Nộp hồ sơ trực tuyến

Bước 3: Nhấn chọn vào mục “Cấp Hộ chiếu online cấp tỉnh” hoặc “Trung ương”, sau đó chọn mục “Nộp hồ sơ”.

Chọn cấp hộ chiếu online cấp tỉnh hoặc trung ương
Chọn cấp hộ chiếu online cấp tỉnh hoặc trung ương

Bước 4: Chọn cơ quan giải quyết hồ sơ.

Lựa chọn cơ quan giải quyết hồ sơ
Lựa chọn cơ quan giải quyết hồ sơ

Bước 5: Bắt đầu điền đầy đủ thông tin hồ sơ online ở bước này và lựa chọn “Cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử”.

Điền đầy đủ thông tin hồ sơ online
Điền đầy đủ thông tin hồ sơ online

Bước 6: Lựa chọn “Nơi tiếp nhận hồ sơ đăng ký” và “nơi bạn nhận lại hộ chiếu”. Nếu bạn nhận qua bưu chính, hãy điền chi tiết nơi nhận và đăng ký thông tin hoàn tiền.

Nơi tiếp nhận làm hộ chiếu phổ thông gắn chíp điện tử online
Nơi tiếp nhận làm hộ chiếu phổ thông gắn chíp điện tử online

Bước 7: Tải các mẫu đơn có sẵn và cung cấp đầy đủ giấy tờ theo yêu cầu.

Tải mẫu và hoàn thiện thông tin
Tải mẫu và hoàn thiện thông tin

Bước 8: Thanh toán lệ phí (nếu có) và chờ thông tin kết quả phản hồi từ cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Khi có kết quả, hộ chiếu sẽ được giao trực tiếp đến địa chỉ của bạn (nếu bạn chọn dịch vụ bưu chính). Nếu hồ sơ của bạn bị từ chối, lý do sẽ được gửi đến tin nhắn SMS của số điện thoại bạn đã đăng ký.

Hướng dẫn làm hộ chiếu online

Làm hộ chiếu phổ thông gắn chíp điện tử trong nước trực tiếp

Quy trinh làm hộ chiếu gắn chíp
Quy trinh làm hộ chiếu gắn chíp

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật. Bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo hướng dẫn trên trang visaza.net. Mẫu đơn xin cấp hộ chiếu gắn chíp điện tử trong nước có thể được tải tại đây và điền trực tiếp bằng tay, ký tên và đóng dấu đầy đủ.

Hoặc bạn có thể khai mẫu đơn trực tuyến (áp dụng cho người trên 14 tuổi và chỉ áp dụng tại một số tỉnh thành). Hướng dẫn chi tiết cách khai mẫu đơn trực tuyến có thể được tham khảo tại đây.

Bước 2: Nộp hồ sơ. Mang đầy đủ hồ sơ đã chuẩn bị và đến trực tiếp Cơ quan có thẩm quyền nộp hồ sơ xin cấp hộ chiếu có gắn chíp. Người đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông nộp hồ sơ tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh, cụ thể:

  • Người đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu có Chứng minh nhân dân cũ thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thường trú hoặc tạm trú. Trường hợp có Thẻ căn cước công dân thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi.
  • Người đề nghị cấp hộ chiếu từ lần thứ hai trở đi thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi.

Khi đến nộp hồ sơ, bạn cần xuất trình Chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng.

Mẫu tờ khai TK01
Mẫu tờ khai TK01

Bước 3: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm tra hồ sơ và thu lệ phí. Cán bộ sẽ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ, chụp ảnh và thu thập vân tay của người đề nghị cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử lần đầu.

  • Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cấp giấy hẹn trả kết quả và yêu cầu nộp lệ phí cho cán bộ thu lệ phí. Cán bộ thu lệ phí sẽ thu tiền và cung cấp biên lai thu tiền cho người đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông.
  • Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ hướng dẫn người đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông hoàn thiện hồ sơ.

Người đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông cũng có thể yêu cầu nhận kết quả thông qua dịch vụ bưu chính và phải trả phí dịch vụ chuyển phát.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần và sáng thứ 7 (đối với các đơn vị tiếp nhận hồ sơ vào sáng thứ 7), trừ ngày Tết và ngày lễ.

Bước 4: Nhận kết quả. Người đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông sẽ nhận kết quả trực tiếp tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh. Khi đến nhận kết quả, bạn cần mang theo giấy hẹn trả kết quả, biên lai thu tiền, và xuất trình Chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng.

  • Trường hợp hộ chiếu phổ thông chưa được cấp, sẽ nhận được trả lời bằng văn bản kèm lý do.
  • Trường hợp yêu cầu nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính, sẽ thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan cung cấp dịch vụ bưu chính.

Thời gian trả hộ chiếu: từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày Tết và ngày lễ).

Thời gian cấp hộ chiếu gắn chíp điện tử là bao lâu?

Công dân có thể lựa chọn giữa việc nhận hộ chiếu gắn chíp điện tử trực tiếp từ cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc yêu cầu đơn vị bưu chính gửi đến địa chỉ đã đăng ký và thanh toán phí chuyển phát khi nhận hộ chiếu. Thời gian cấp hộ chiếu gắn chíp điện tử được xác định như sau:

  • Nếu nộp hồ sơ trực tuyến thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc nộp tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh địa phương, thời gian cấp là 08 ngày làm việc.
  • Nếu làm hộ chiếu tại Cổng dịch vụ công Bộ Công an hoặc Cục quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, thời gian cấp là 05 ngày làm việc.
  • Nếu cần nộp bổ sung hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích theo thông báo của Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh trên Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an, thời gian cấp là 08 ngày làm việc.

Lệ phí xin cấp hộ chiếu phổ thông gắn chíp điện tử

Lệ phí xin cấp hộ chiếu phổ thông gắn chíp điện tử
Lệ phí xin cấp hộ chiếu phổ thông gắn chíp điện tử

Thông tư số 25/2021/TT-BTC, ban hành ngày 7/4/2021 bởi Bộ Tài chính, đã quy định mức phí cấp hộ chiếu là 200.000 đồng cho mỗi hộ chiếu. Trong trường hợp cấp lại hộ chiếu do hỏng hoặc mất, mức phí được xác định là 400.000 đồng cho mỗi hộ chiếu.

Hơn nữa, theo khoản 2, Điều 5 của Thông tư số 25 trên, các trường hợp được miễn lệ phí cấp hộ chiếu bao gồm:

  • Người Việt Nam đang ở nước ngoài và có quyết định trục xuất bằng văn bản từ cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đó, nhưng không có hộ chiếu.
  • Người Việt Nam đang ở nước ngoài và phải trở về nước theo các điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế về việc tiếp nhận lại công dân, nhưng không có hộ chiếu.
  • Các trường hợp khác với lý do nhân đạo.

Về việc hoàn trả phí cấp hộ chiếu, những người đã nộp phí nhưng không đủ điều kiện để được cấp hộ chiếu sẽ được hoàn trả phí theo quy định tại khoản 3, Điều 6 của Thông tư số 25.

Một số câu hỏi thường gặp

Có thể sử dụng hộ chiếu phổ thông không gắn chíp điện tử tiếp tục không?

Việc sử dụng hộ chiếu phổ thông không gắn chíp điện tử vẫn tiếp tục được phép cho đến khi hết thời hạn được ghi trong hộ chiếu. Điều này được xác nhận bởi cơ quan công an, cho biết hộ chiếu phổ thông không gắn chíp điện tử và hộ chiếu phổ thông gắn chíp điện tử có thể được sử dụng đồng thời.

Có cần phải chuyển sang hộ chiếu gắn chíp điện tử không?

Không bắt buộc công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên phải chuyển sang sử dụng hộ chiếu gắn chíp điện tử khi nộp hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu. Họ có quyền lựa chọn cấp hộ chiếu không gắn chíp điện tử hoặc hộ chiếu có gắn chíp điện tử.

Người Việt Nam đã được cấp hộ chiếu phổ thông không gắn chíp điện tử sẽ tiếp tục sử dụng hộ chiếu đó cho đến khi nó hết thời hạn, không bắt buộc phải đổi sang hộ chiếu có gắn chíp điện tử.

Người Việt Nam ở nước ngoài muốn làm hộ chiếu phổ thông gắn chíp điện tử phải tuân theo quy trình nào?

Người Việt Nam ở nước ngoài muốn cấp hộ chiếu phổ thông gắn chíp điện tử có thể chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo hướng dẫn và nộp tại Đại sứ quán Việt Nam hoặc sử dụng dịch vụ làm hộ chiếu cho người Việt Nam ở nước ngoài tại các đơn vị uy tín nếu họ muốn tiết kiệm thời gian và tránh các thủ tục phức tạp.

Trường hợp người đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông gắn chíp điện tử không thể đến nhận kết quả, có thể nhờ người khác đến nhận thay được không?

Trong trường hợp người đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông gắn chíp điện tử không thể đến nhận kết quả, họ có thể ủy quyền cho người khác để đến nhận kết quả thay mình. Người ủy quyền phải xuất trình giấy CMND/CCCD của mình, giấy ủy quyền và giấy biên nhận hồ sơ khi nhận kết quả.

Hộ chiếu phổ thông gắn chíp điện tử có chức năng định vị theo dõi không?

Đối với hộ chiếu phổ thông gắn chíp điện tử, cơ quan chức năng đã nhấn mạnh rằng chíp trên hộ chiếu không dùng để định vị theo dõi.

Sau khi hoàn tất thủ tục cấp hộ chiếu gắn chíp, tôi có thể yêu cầu nhận tại địa chỉ nhà không? Có mất phí phụ không?

Sau khi hoàn tất thủ tục cấp hộ chiếu gắn chíp, có thể yêu cầu nhận kết quả qua đường bưu điện và chuyển về địa chỉ nhà. Tuy nhiên, ngoài lệ phí cấp hộ chiếu là 200.000 đồng, còn phải trả thêm phí theo quy định của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông.

Hộ chiếu ngoại giao và công vụ có được trang bị chíp điện tử không?

Hộ chiếu ngoại giao và hộ chiếu công vụ hiện được cấp với công nghệ gắn chíp điện tử. Quá trình tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả đề nghị cấp hộ chiếu ngoại giao và hộ chiếu công vụ có gắn chíp điện tử sẽ được thực hiện tại cơ quan cấp hộ chiếu trong nước.

Người khác có thể nộp hồ sơ thay cho người đề nghị cấp hộ chiếu gắn chíp điện tử không?

Việc nộp hồ sơ thay cho người đề nghị cấp hộ chiếu gắn chíp điện tử không được phép, vì quy trình cấp hộ chiếu gắn chíp điện tử yêu cầu đối chiếu trực tiếp. Trừ trường hợp trẻ em dưới 14 tuổi hoặc ủy thác cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nộp hồ sơ, không có trường hợp khác được áp dụng.

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về hộ chiếu phổ thông gắn chíp điện tử, bao gồm khái niệm, đặc điểm, hồ sơ, quy trình thủ tục, lệ phí,… Hy vọng thông tin này sẽ hữu ích cho bạn. Nếu bạn không có thời gian hoặc e ngại thủ tục lằng nhằng, bạn cũng có thể tham khảo dịch vụ làm hộ chiếu online tại visaza.net.

Xem thêm:

Chia sẻ bài viết

Tư vấn ngay

Bạn cần tư vấn Các dịch vụ visa?

Bài viết khác